Hotline: 0937023624
Zalo

Tin tức

HƯỚNG DẪN NGHI LỄ ĐỘNG THỔ KHI XÂY NHÀ VÀ HƯỚNG XÂY NHÀ TỐT

Hướng dẫn nghi lễ động thổ khi xây nhà và các vật dụng cần chuẩn bị để có Lễ động thổ suôn sẻ, giúp việc xây nhà thêm thuận lợi.

Lễ động thổ là một nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa cũng như tổ tiên của gia chủ. Để thông báo với về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó.

Với quan niệm: “đất có thổ công, sông có hà bá”. Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động gì đụng chạm đến đất đai thì phải thông báo với thổ địa để thể hiện sự tôn kính. Đồng thời cầu xin thần linh ban cho phước lành, mọi điều suôn sẻ khi tiến hành thi công.

Để xây nên căn nhà khang trang cho mai sau, vì vậy việc động thổ là cực kỳ quan trọng. Do đó, gia chủ cần hiểu rõ nguồn gốc cũng như các vật dụng cần chuẩn bị để có Lễ động thổ suôn sẻ, giúp việc xây nhà thêm thuận lợi nhằm an cư lạc nghiệp trong tương lai.

Từ xưa đến này, ông cha ta rất coi trọng ba việc lớn của đời người là “làm nhà, cưới vợ, tậu trâu”. Ngôi nhà được xem như là căn nguyên gốc rễ, là nơi đoàn tụ, là tổ ấm, chốn quay về cho mọi người trong nhà. Vì vậy, việc làm nhà rất quan trọng từ bước khai móng, đổ trần, cất nóc tới điền hoàn long mạch đều được chọn lựa làm vào ngày tốt, giờ tốt hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Vậy nghi thức làm lễ cho việc động thổ là như thế nào? Phải làm những việc gì, chuẩn bị sắm lễ ra sao, khấn vái như thế nào?

Phong thủy có câu : “Nhất vị, nhị sông” từ là vị trí đặt ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng, nó có liên quan đên sự cát hung của gia chủ, ảnh hưởng lớn đến vận thế, đường danh lộc… Nhằm giới thiệu thêm với bạn đọc một số kinh nghiệm trong dân gian về sự thực hiện các nghi lễ khi xây dựng hay sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Nghi lễ động thổ, cải tạo nhà cửa nhằm hướng tới sự thịnh vượng, cát tường và an lành cho gia chủ.

NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI ĐỘNG THỔ, XÂY DỰNG TU TẠO NHÀ

  1.  HƯỚNG NHÀ

Đầu tiên, trong năm đó, quan trọng nhất trong quá trình làm nhà là xem tọa hướng ( độ số ) , xem đất có vượng để làm nhà hay không ? Sau đó mới xét đến tuổi.

Ở đây không phải tuổi A có nên làm nhà hay không ? Không có khái niệm này. Tuổi nào cũng có thể làm được nhà.

Chỉ có tư tưởng là " đất năm nay tọa hướng đấy có làm được hay không ? "

Người ta căn cứ vào lưu niên thần sát trong năm.

Ví dụ : Người ta kiêng làm nhà vào hướng phạm ngũ hoàng đại sát, phạm vào mậu kỷ đô thiên sát, kiêng làm nhà có hướng thái tuế, phạm vào tam sát, phạm vào long biến vạn sát... Do những cái sát này là sát khí, tử khí mà chúng ta làm nhà quay vào những hướng xấu tức là ngôi nhà hút hết những hướng xấu vào ngôi nhà.

Và việc tu sửa nhà cửa cũng phải căn cứ vào hướng nhà.

  1. CÁCH HÓA GIẢI HƯỚNG NHÀ KHÔNG HỢP TUỔI

Ngoài ra có thể sử dụng lưu niên ngày giờ, xem ngày giờ tốt để hóa giải.

Sau khi đã xác định được phương hướng, hay là độ số của căn nhà để xác định được năm nay có thể xây dựng nhà được, xác định vượng thiên khí địa khí sẽ làm căn nhà của anh chị có thêm được tài lộc, quan vượng.

Nếu làm nhà mà năm đó bị sát, không cách nào trấn được, thì chắc chắn sẽ gặp nhiều điều không may mắn,  nên lựa chọn để thuận theo tự nhiên. Người thì theo vận đất, đất thì theo vận thiên, thiên theo đạo, đạo thì theo vô vi. Sử dụng các quy luật của tự nhiên để hóa giải nơi ta cư trú để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu căn nhà chúng ta đã vượng thì sau đó người ta mới xét đến tuổi. Với cái hướng nhà đó, được khởi công vào tháng đấy thì cái tuổi của anh chị có phù hợp để động thổ hay không ?

  1. NẾU TUỔI TRẠCH CHỦ KHÔNG PHÙ HỢP ĐỂ ĐỘNG THỔ PHẢI LÀM SAO ?

Nếu tuổi đó không phù hợp động thổ, thì người ta sẽ nhờ người tuổi khác tương hợp với căn nhà, hợp với tuổi ông trạch chủ và xem ngày mà chúng ta được xem. Xem ngày động thổ xây nhà là xem trạch chủ, cái tọa hướng của ngôi nhà để ngôi nhà được vượng hơn. ( Người tuổi tương hợp với trạch chủ lưu ý phải trên 18 tuổi. )

Lưu ý : không nên nhờ những người cao tuổi để đứng ra động thổ, vì những người này khí không cao, sức khỏe yếu, không tốt cho ngôi nhà sau này. Có thể nhờ những người trung niên khỏe mạnh để lấy được nhiều sinh khí.

Không nên sang tên đổi chủ sang người đứng ra động thổ sau đó đổi lại, anh chị vẫn phải đứng ra làm lễ động thổ bởi chính anh chị mới là người cư trú trong ngôi nhà.

  1. NGHI THỨC LỄ ĐỘNG THỔ

Sau khi chọn ngày hợp với tuổi gia chủ, người ta làm lễ động thổ (cúng thần đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh. Ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải có con gà, đĩa xôi, hương hoa.

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC TRONG NGHI LỄ ĐỘNG THỔ KHI XÂY NHÀ VÀ HƯỚNG XÂY NHÀ TỐT 2019

Chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho lễ cúng.

Sau khi chọn được ngày tốt giờ tốt để khởi công, hợp tuổi gia chủ thì bước kế theo sau đó là chuẩn bị các vật phẩm cho buổi lễ đó như hoa quả, vàng bạc, giấy cúng, ...

Lễ động thổ để khởi công xây dựng một ngôi nhà ở dân dụng thông thường như sau:

Mâm lễ cần chuẩn bị cho lễ cúng:

- Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng).

- Ba quả trứng luộc

- Ba con tôm luộc.

- Một miếng thịt luộc (thịt lợn).

- Một chén gạo.

- Một chén muối.

- Ba ly nước trà.

- Một cốc rượu trắng.

- Hai cây đèn cầy.

- Một dĩa ngũ quả.

- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác).

- Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã.

- Một bó nhang.

Sau khi làm lễ, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát cuốc đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào móng.

Ví dụ lời khấn như sau:

“Kính lạy Đông trù tư mệnh

Táo phủ Thần quân

Long mạch thổ thần - cập thổ

Chủ vị thần tài - thông minh, chính trực

Chí thần chí linh

Xưa, thần vâng mệnh thiên đình

Đông trù chấp trưởng chấp hành nghiêm trang

Thay trời giáng phúc trừ ương

Xem xét thiện ác một phương không lầm

Thiền chủ lễ bạc thành tăm

Chừng nào đắc lễ chẳng lầm chẳng sai

Vun trồng hoè, quế xanh tươi

Trẻ già mạnh khỏe, người người an khang

Trót lầm xin xá, xin thương

Để cho con được mở đường thành tâm

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Làm ăn phú quý, bớt phần nguy nan.

Nay nhân ngày ... tháng ... năm ... giờ ...

Tín chủ con tên là .... Cùng vợ (chồng), con trai (con gái) .... Cháu ....

Ngụ tại thôn .... Xã .... Huyện .... Tỉnh .... (hoặc số nhà .... Phố .... Phường …Quận Thành phố ....)

Thành tâm kính dâng lễ vật gồm: hương đăng ... cung thỉnh chư vị đồng lai hiến hưởng. Chấp kỳ lễ bạc, phù hộ độ trì cho chúng con.

                                                                                                Cẩn cáo!!!”

Khi xây nhà, người ta làm lễ cất nóc, chữ gọi là Thượng lương. Nóc đối với ngôi nhà quan trọng, vì không có nóc không thành nhà. Khi làm lễ, chủ nhà nhờ người xem ngày, chọn giờ để sau này gặp may mắn, bình an. Đúng ngày giờ đã chọn, người ta bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà. Một miếng vải đỏ có đề ngày tháng cử lễ và mấy chữ “Khương Thái công tại thử” nghĩa là “Ông Khương Thái công ở đây” được trao vào chiếc đòn chính này. Cũng có nhà thay miếng vải đỏ bằng một lá bùa bát quái để trừ tà ma. Cùng với đó, người ta còn làm lễ mời thầy pháp tới cúng và làm lễ cáo gia tiên. Lễ xong có đốt pháo, tiếng pháo vừa thể hiện sự vui vẻ, vừa đuổi tà ma.